Vải May Áo Thun
Vải Thun Cotton[edit]
Vải cotton là gì[edit]
Cotton là loại vải được làm từ nguyên liệu chính đó là sợi cây bông, có các tính chất đặc trưng như thấm hút tốt, thông thoáng và tương đối co giãn. Đây là loại vải may áo thun đồng phục được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Phân loại[edit]
Cotton 100%
Qua quá trình sơ chế, xử lý hóa chất để chống mốc, chống mục, không pha thêm bất cứ hóa chất nào. Từ đó mà cotton 100% được tạo nên. Với đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, mang lại sự thông thoáng. Giá thành của vải cotton 100% khá cao trên thị trường hiện nay.
Cotton 65/35 (CVC)
Là sự kết hợp của 2 loại sợi PE và Cotton theo tỉ lệ 35% PE và 65% Cotton. Nên được gọi là cotton 65/35. Nhờ sự kết hợp này mà Cotton 65/35 có độ bền khá cao, co giãn và thấm mồ hôi rất tốt.
Cotton 35/65 (Tixi)
Ngược lại với cotton 65/35 thì ở loại vải Tixi này, sự kết hợp của cotton và PE theo tỉ lệ là: 65 Cotton và 35%PE. Với sự pha trộn này thì vải trở nên mềm hơn, thích hợp sử dụng để may các loại áo thun.
Ngoài 3 loại được sử dụng phổ biến để may đồng phục ở Việt Nam vừa kể trên thì vải may áo phông cotton còn có một số loại khác như:
- Cotton USAĐộ thấm hút cao, chịu nhiệt tốt, giữ màu sắc bền đẹp; đồng thời khắc phục hầu hết nhược điểm cũ như co rút, dễ nhăn.
- Cotton PolyĐược tạo ra từ quá trình tổng hợp sợi bông cotton nguyên chất cùng các sợi tổng hợp khác. Tỉ lệ cotton càng lớn thì vải cotton poly càng mềm mại và thông thoáng.
- Cotton SatinLà loại vải cotton truyền thống nhưng lại được dệt và định hình dệt theo kiểu satin. Ưu điểm của loại vải này là không bị nhăn, nhàu mỗi khi vò, giặt.
- Cotton lụaKết hợp giữa chất liệu cotton thiên nhiên với sợi tơ tằm thượng hạng. Tỉ lệ pha chế giữa cotton và lụa sẽ tùy thuộc vào từng nhà sản xuất.
- Cotton BoripĐược dệt từ 100% cotton mà không có pha chế thêm chất liệu nào cả, mang lại độ co giãn lớn.
- Cotton pha SpandexCotton pha với sợi spandex mang đến một loại vải với khả năng co giãn tốt, màu sắc phong phú, đa dạng.
- Cotton nhungSự kết hợp của cotton và nhung mang đến loại vải có bề mặt mềm mịn, thoáng mát, ít nhăn, ít xù lông và khó bị phai màu.
- Cotton Ai CậpNghe tên là chúng ta cũng đoán được loại vải này có nguồn gốc từ Ai Cập. Được coi là “vua” của các loại cotton nhờ sự mềm mại và bền bỉ tuyệt đối so với cotton thường.
Ưu điểm[edit]
- Mang lại cảm giác thoải mái, thoáng mát cho người mặc nhờ vào đặc tính hút ẩm cao, thấm hút tốt
- Giặt nhanh khô, dùng được trong máy giặt cùng và có thể sử dụng các chất tẩy rửa. Đồ bền tương đối cao
- Giá thành của vải may áo thun cotton rẻ hơn so với các loại có pha sợi khác, vì nguyên liệu dễ tìm và sẵn có.
Nhược điểm[edit]
Vải may áo thun Cotton 100% khá là cứng đi cùng giá thành khá cao nên nó không thật sự phổ biến với nhiều người. Hiện nay, người ta thường pha cotton với các loại sợi như Spandex, PE để làm cho vải mềm hơn và giảm giá thành.
Vải Thun PE[edit]
Vải PE là gì[edit]
PE hay còn gọi là Polyester, là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ). Quá trình hóa học tạo ra các polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill.
Ưu điểm[edit]
- Chống nước: Nhờ vào đặc tính hút ẩm kém mà vải may áo thun PE có khả năng chống nước rất tốt. Được ứng dụng để sản xuất lều bạt, túi ngủ, áo khoác,…
- Chống nhăn: Trong suốt quá trình sử dụng, dù có giặt trong một thời gian dài thì việc vải bị nhăn hay biến dạng rất ít khi xảy ra. Vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng chúng trong một thời gian dài mà không lo vải bị giãn hay mất form dáng.
- Chống bụi bẩn: Với bề mặt sáng bóng và khả hấp thụ kém, điều này vô tình khiến polyester có khả năng chống bụi bẩn rất tốt.
- Nhuộm màu tốt: Vải polyester cho phép các nhà sản xuất nhuộm màu một cách dễ dàng, màu sắc lên đậm và rõ nét, chuẩn màu mang lại chất lượng tối ưu cho sản phẩm. Ngoài ra, polyester còn có khả năng giữ màu cực tốt nên trong suốt quá trình giặt, bạn sẽ không phải lo lắng về việc vải bị phai màu và ngấm vào các loại quần áo khác.
- Giá thành rẻ: Vải polyester được tổng hợp từ các nguyên liệu có mức giá thấp và quy trình sản xuất không quá phức tạp. Vì vậy, các sản phẩm được sản xuất bằng chất liệu này có giá cả rất phải chăng phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
Nhược điểm[edit]
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì vải may áo thun Polyester có độ dày cao và trọng lượng lớn. Áo thun đồng phục được may hoàn toàn bằng loại chất liệu này sẽ có cảm giác thô cứng và bí. Để khắc phục tình trạng này các nhà sản xuất thường pha chúng với các loại sợi thiên nhiên có độ mềm mại hơn như cotton để trung hòa.
Vải Thun Cá Sấu[edit]
Vải thun cá sấu là gì[edit]
Vải thun cá sấu (tên gọi tiếng anh là Spandex Crocodile), là loại vải may áo thun có xuất xứ từ thương hiệu Lacoste của Pháp. Chất vài được dệt từ những sợi vải đan xen vào nhau, với mắt vải dệt to tạo nên những hình mắc xích trông rất đẹp mắt.
Bề mặt của vải cá sấu thường khá nhám chứ không láng mịn như các loại vải may áo thun thông thường khác. Chính điều này đã tạo nên đặc tính riêng biệt của loại vải này.
Phân loại[edit]
Dựa vào thành phần có thể chia thành 5 loại:
- Thun cá sấu 100 Cotton
- Thun cá sấu 65/36 (hay vải CVC)
- Thun cá sấu 35/65 (hay vải TC)
- Thun cá sấu PE
- Thun cá sấu Poly
Dựa vào độ co giãn có thể chia thành 2 loại:
- Thun cá sấu 2 chiều
- Thun cá sấu 4 chiều
Ưu điểm[edit]
- Có thể thích nghi với sự thay đổi của khí hậu, thời tiết. Phù hơp với vóc dáng của người mặc dù là nam hay nữ.
- Tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu giúp người người mặc thoải mái vận động.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
- Được nhiều khách hàng cân nhắc khi lựa chọn vải may áo thun đồng phục.
Nhược điểm[edit]
- Vải thun cá sấu không được làm từ cotton có khả năng thấm hút cũng như đàn hồi kém, ngoài ra còn dễ bị phai màu.
- Giá thành khá cao so với các loại vải may áo thun khác.
- Có thể bị mỏng dần sau thời gian dài sử dụng.
Vải Thun Da Cá[edit]
Thun da cá là gì[edit]
Vải thun da cá (hay vải vảy cá hoặc vải Terry) là một loại vải dệt kim có mặt ngoài vải mềm mịn, trơn nhẵn và lớp trong mặt vải có hình như vảy cá. Nó thường được làm từ 100% cotton hoặc pha trộn thêm các thành phần với tỉ lệ nhỏ như polyester, spandex, rayon, lycra.
Ưu điểm[edit]
- Thoáng khí: Do kết cấu đặc biệt hình vảy cá nên vải thun da cá có khả năng thoáng khí rất tốt.
- Co giãn tốt: Nhờ có thành phần cotton nên vải thun da cá có độ co giãn tương đối tốt. Người mặc quần áo may bằng thun da cá sẽ cảm thấy thoải mái khi vận động.
- Chất vải dày: Do dệt theo kỹ thuật đan chéo chồng các vòng sợi lên nhau nên thun da cá khá dày dặn so với các loại vải may áo thun dệt theo kỹ thuật thông thường.
- Giá thành rẻ: Một trong những yếu tố giúp thun da cá được nhiều người ưa chuộng đó là giá thành rẻ.
Nhược điểm[edit]
- Chất vải dày dặn được xem là ưu điểm của vải may áo thun da cá, tuy nhiên trong một vài trường hợp thì dày chưa hẳn đã tốt. Một số khách hàng lại chuộng những loại vải có kết cấu mỏng hơn, mềm mại hơn.
- Trái ngược với khả năng thoáng khí tốt, vải thun da cá được đánh giá khá thấp trong việc thấm hút mồ hôi. Nếu bạn ở trong khu vực có thời tiết nóng bức thường xuyên thì nên cân nhắc kỹ trước khi chọn loại vải này.
Vải Thun Lạnh[edit]
Vải thun lạnh là gì[edit]
Vải thun lạnh(tên tiếng Anh là Cold Spandex) là loại vải được dệt từ sợi tổng hợp(Polyester hoặc Nylon) có các đặc tính trơn, bóng và cảm giá mát lạnh khi sờ vào. Để tăng độ co giãn và mềm mịn cho vải thì nhà sản xuất có thể pha thêm thành phần Spandex với tỉ lệ 2-5%.
Ưu điểm[edit]
- Tạo cảm giác dễ chịu, thoáng mát cho người mặc.
- Khả năng chống nhăn tốt. dễ dàng giặt là.
- Chống thấm tốt nhờ bề mặt vải trơn láng.
- Giá thành tương đối tốt so với mặt bằng chung
- Đa dạng về màu sắc cũng như mẫu mã để lựa chọn
Nhược điểm[edit]
- Vải thun lạnh làm từ sợi Nylon khi ở nhiệt độ cao(>180 độ) sẽ bắt đầu có dấu hiệu co giãn, thậm chí là tan chảy.
- Một số người đánh giá vải thun lạnh mặc lâu sẽ có cảm giác nóng, điều này có thể là do đặc tính chống thấm của vải ảnh hưởng đến việc lưu thông mồ hôi trên da.
Vải Thun Mè[edit]
Thun mè là gì[edit]
Vải thun mè là loại vải có thành phần chính là sợi Polyester hoặc sợi PC(65% Polyester, 35% Cotton). Bề mặt bên ngoài của vải có các hạt nhỏ nhìn giống hạt mè, đây cũng chính là lý do người ta gọi loại vải may áo thun này là vải thun hạt mè.
Ưu điểm[edit]
- Khả năng thông thoáng và thoát ẩm tương đối tốt.
- Chất vải mềm mịn, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc.
- Chống thấm tốt và cũng rất nhanh khô khi giặt phơi.
Nhược điểm[edit]
Vì có thành phấn chính là sợi PE nên vải thun mè không được đánh giá cao về độ co giãn. Bên cạnh đó thì loại vải này cũng thấm hút mồ hôi không thực sự tốt.
Nguồn: https://dongphuchoangvan.com/vai-may-ao-thun/
References[edit]
This article "Vải May Áo Thun" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Vải May Áo Thun. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.